MỘT SỐ KINH NGHIỆM BẢO QUẢN VỢT CẦU LÔNG

Bài viết này mình muốn chia sẻ chút với những bạn mới chơi hoặc chưa có nhiều kinh nghiệm về vợt để có thể hiểu rõ hơn về cây vợt mà hàng ngày chúng ta vẫn sử dụng. Bác nào có nhiều kinh nghiệm thì bổ sung giúp mình với nhé.

1. Vợt cầu lông có dễ gãy không?

Về tính chất hóa học thì mình không biết nhưng carbon dù cứng mà đặt trong vật dụng mảnh mai và nặng chưa tới 100g như vợt cầu lông thì mình tạm đánh giá chủ quan là cũng mong manh nếu có va chạm nên việc đầu tiên là chúng ta cần tránh va chạm tối đa đã, cầu ngon, cầu đẹp mà thấy bạn lên trước rồi thì nhường đi các bác ạ, thủ thì sân ai người nấy thủ cho chắc, cầu vào giữa thì anh em nhớ để người đang đứng chéo thủ nhé (so với vị trí đối phương đập).

2. Một số nguyên nhân gãy/ sập/ nứt vợt cầu lông

• Do căng mức cân cao thường xuyên mà lại không chú ý đến lỗ gen: Lâu ngày gen hỏng, cước ăn vào khung rồi một ngày xấu trời nó sập. Bên cạnh đó cho dù để ý gen rồi nhưng 1 cây vợt căng cân cao thường xuyên (ví dụ 13kg) thì tuổi thọ chắc chắn sẽ không bằng những cây căng 10-11kg trong cùng điều kiện…
• Do va chạm: cái này không cần bàn thêm, tuy nhiên đôi khi va mà chạm cả mặt vợt với nhau, lực dàn đều thì có người ko bị sập tuy nhiên va 1 điểm thì sập là điều khó tránh khỏi.
• Do bị vật nặng đè nén gây biến dạng thời gian dài: Cái này tưởng ít gặp mà mình lại thấy nhiều, ví dụ vợt đi đánh về cứ để trong bao vợt nhưng khi để ở nhà không để ý nhiều khi để cả vật nặng lên bao vợt, phần thân vợt bị uốn. Hoặc cũng có thể không chú ý nhà có các bạn nhỏ hiếu động lấy vợt ra nghịch, mình từng thấy.
• Do để ở môi trường có nhiệt độ cao ví dụ cốp xe máy, cốp ô tô: cái này cũng hay gặp luôn. Nhiều bác có ô tô hoặc cốp xe máy to như Lead thường bỏ luôn vợt vào đó cho gọn tuy nhiên khi vận hành lâu, xe máy ô tô tỏa nhiệt lớn, nếu mùa hè nữa thì….khéo phải trên 70 độ C và lúc này gây nguy hiểm cho vợt. Có thể không sập ngay nhưng ảnh hưởng kết cấu, để lâu dài vậy dễ hỏng vợt.
• Do căng vợt không đúng quy cách: Ngày xưa ở VN hay căng 2 nút từ biên vào, điều này gây nguy hiểm cho vợt nếu căng cân cao vì vợt bị lệch hẳn một bên khi kéo dây dọc….nhiều cây vợt yếu bị méo vì lý do căng 2 nút từ biên vào. Giải pháp đơn giản là chọn những nơi căng chuẩn từ giữa ra.
• Một số cái ít gặp khác như do thiên tai, hỏa hoạn..
• Cái này vui: Do thua độ đập vợt ????
• Do kĩ thuật của người căng: thường ít gặp nhưng vẫn có, có thể sơ xuất kìm kẹp không chuẩn, chặt quá, lỏng quá… đều có thể dẫn tới sai sót.

3. Các cách bảo quản vợt thực tế nhất

Có nguyên nhân ở trên vì vậy chúng ta tránh những cái đó sẽ là phương pháp bảo quản tốt, tuy nhiên mình vẫn đúc kết như sau:
– Tránh để vợt ở những nơi nhiệt độ cao như cốp xe hơi, ngoài trời nắng nóng. Nên dùng bao vợt có các lớp cách nhiệt.
– Để vợt ở riêng một ngăn, tránh va chạm với các vật cứng khác và có khoảng không. Tuyệt đối không để vợt bị đè nén căng chặt, lâu dần sẽ gây biến dạng vợt.
– Thường xuyên kiểm tra gen vợt trước khi căng, thay gen sau 2-3 lần căng vợt, tránh tình trạng lún gen.
– Chơi cầu ở sân thảm chuyên dụng cũng góp phần tăng độ bền cho vợt khi va quẹt xuống nền.
– Căng vợt đúng số cân quy định của nhà sản xuất đưa ra và căng đúng quy cách từ giữa ra.
– Khi không sử dụng một thời gian dài, hãy cắt bỏ cước. Khi cắt cước, lưu ý cắt từ giữa dàn đều ra 4 phía.
– Nếu tay bạn ra nhiều mồ hôi, nên dán một lớp băng dính ở trong phần cán gỗ để chống thấm (nếu phần cán gỗ bị ngấm mồ hôi lâu ngày sẽ bị mục và gãy); dùng thêm bột/gel khô tay và dùng quấn cán vải hỗ trợ thấm nhiều mồ hôi hơn, tránh tình trạng trơn quá văng vợt đi bị va đập xuống đất, vào tường bị gãy.
– Đánh độ vừa phải và nếu lỡ thua tuyệt đối không đập vợt ???? cái này quan trọng lắm nhé các bác.
Ok bài lại dài rồi, chúc các bác sẽ có những chiến hữu vợt gắn bó dài lâu với mình nhé.”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *